LỰA CHỌN CĂN HỘ CHUNG CƯ: CHẤT LƯỢNG SỐNG HÀNG ĐẦU
Mặc dù thị trường BĐS căn hộ chung cư đã phát triển rất mạnh trong vài năm qua, nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn quy định từ tầng bao nhiêu thì được coi là cao. Xét riêng ở địa bàn Hà Nội, độ cao chung cư cũng rất đa dạng. Những chung cư xen lẫn trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình), cơ bản có độ cao dao động 15-20 tầng.
Mở rộng ra quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm chung cư xuất hiện nhiều hơn với dạng chung cư cao cấp (như KeangNam Landmark, cao ngót 80 tầng, GoldenWestlake, Royal City…), xen lẫn loại trung cấp như The Manor, SkyCity, TimesCity, Sakura, Hapulico, Tây Hà Tower, Bắc Hà, Geleximco và chung cư mini do nhiều tư nhân hộ gia đình tự xây để bán, cho thuê, có độ cao công trình phổ biến từ 9 tầng tới 30 tầng.Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm nhà chung cư thương mại, nhà ở giá rẻ hay cao cấp đều có quy tắc “bất thành văn”: căn hộ ở tầng càng cao, giá sẽ càng cao so với những căn thấp trong một tòa nhà (giá dịch vụ vẫn ngang nhau). Đồng thời, theo kinh nghiệm sinh sống lâu năm trong các tòa chung cư của nhiều người, từ tầng 12 trở lên được coi là cao, từ tầng 7-11 là trung bình, tầng 3 – 6 là thấp (các tổ hợp chung cư xen lẫn văn phòng, trung tâm thương mại có tầng hầm để xe, tầng 1-3 dành cho dịch vụ).Sở dĩ có xu hướng lựa chọn tầng cao, nhà chung cư còn ở các ưu điểm: độ ồn thấp (ngủ ngon, yên tĩnh); ít bị ảnh hưởng bởi mùi, khói xe, khí thải đô thị (tầng càng cao thì càng ít bụi – giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp); những chung cư gần sông bẩn, bãi rác tập trung, càng lên cao càng trong lành; tầm view ở tầng cao xa hơn và đẹp hơn; không có nỗi lo ngại cho sức khỏe của trẻ nhỏ, người cao tuổi vì ít ruồi muỗi; sóng điện thoại tốt hơn tầng thấp.
Tâm lý sốt ruột với đồng vốn nhàn rỗi trong khi thị trường tài chính và đầu tư không phát triển, đặc biệt là khu vực phía bắc đang khiến thị trường bất động sản ấm lên sớm hơn dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế.
Thực tế, những năm gần đây, thị trường chứng khoán đã gần như nằm ngoài “tầm ngắm” của giới đầu tư và dân chúng, vàng thì lao từ đỉnh 50 triệu đồng/lượng xuống còn khoảng 38 triệu đồng/lượng và báo hiệu sẽ còn “dậm chân tại chỗ” dài dài với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất tiết kiệm cũng chỉ còn khoảng 7- 8%/năm, một mức lãi mà nhiều người dân cho là chỉ vừa đủ bù trượt giá. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản, cho dù chưa thoát đáy nhưng bắt đầu được hưởng lợi từ sự “bế tắc” của các kênh đầu tư trên.
Khảo sát độc lập từ các công ty nghiên cứu thị trường quý 3/2013 đều cho thấy những tín hiệu lạc quan từ hầu hết các phân khúc, đặc biệt là phân khúc chung cư. Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, lần đầu tiên, sau hai năm lao dốc và đua nhau giảm giá, thị trường thứ cấp đã có dấu hiệu bình ổn trở lại và bắt đầu xu hướng đi ngang.
Cụ thể, nhiều dự án có giá cắt lỗ từ 500-700 triệu đồng/căn hồi đầu năm như Lê Văn Lương Residentials, Mandarin Garden… nay đã nhích dần lên, thậm chí, với một số dự án về ở được ngay, có chính sách hậu mãi tốt, điển hình là Times City mức giá về gần hoặc nhích lên so với giá gốc ở một số căn đẹp.
Rục rịch đón sóng
Hiện thanh khoản tốt nhất là các căn hộ trong tầm tiền trên dưới 1 tỷ/căn với phân khúc bình dân, hoặc từ 2,5-3 tỷ đồng/căn với phân khúc trung cao cấp. Mặc dù vậy, báo cáo của Savills, CBRE hay Cushman & Wakefield đều có chung nhận định, thị trường căn hộ quý 3/2013 đang chứng kiến những sản phẩm giá thấp không hẳn đã bán chạy trong khi dòng sản phẩm giá trung – cao cấp lại có doanh số khả quan. Những dự án trung cao cấp như Lancaster, Indochina Plaza Hanoi, Royal City, Times City… các tháng 8, 9, 10 đều có giao dịch khá sôi động.
“Giá trị tương xứng với giá cả tác động đến quyết định mua bán chứ không phải một giá “thần kỳ” cụ thể nào đó với là yếu tốt giúp thúc đẩy doanh số bán hàng”, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE nhận định.
Và sự sôi động không chỉ diễn ra ở thị trường thứ cấp mà còn đang có xu hướng lan sang cho thị trường sơ cấp. Nhìn nhận thị trường, ông Nguyễn Anh Tú, Chánh văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, những tháng gần đây, các dự án thi nhau khởi công, bung hàng mở bán, sức cầu đã tăng 30-40% so với đầu năm.
Giới kinh doanh bất động sản ở mọi phân khúc cũng tự tin hơn với việc hàng loạt dự án bung hàng đón sóng cuối năm ở tất cả các phân khúc. Bình dân như dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá II với mức giá từ 8,68 triệu đồng/m2, dự án Tân Tây Đô (Hoài Đức), CT12 Văn Phú và Nam Xa La (Hà Đông) từ 10-12,7 triệu đồng/m2. Nhích lên một chút là căn hộ tại CT2 Trung Văn có giá bán thấp nhất 17,8 triệu đồng/m2…
Trung cấp cũng có nhiều dự án “ra hàng” như khu căn hộ Discovery Complex với giá từ 27 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT); dự án Tay Ho Residence (tòa CT2A-2B – Lạc Long Quân, Tây Hồ) từ 32-33 triệu đồng/m2… Thậm chí, phân khúc cao cấp cũng không bỏ qua cơ hội này với dự án Watermark (Lạc Long Quận, Hà Nội) với mức giá từ 46 triệu đồng/m2 hay D’. Le Pont D’or của Tân Hoàng Minh với mức giá 30-35 triệu đồng/m2 (bàn giao thô)…
Ông Chris Brown, Giám đốc điều hành Cushman & Wakefield dự báo, nếu lạm phát được giữ bình ổn, năm 2014 sẽ là năm hứa hẹn hơn cho thị trường bất động sản và niềm tin thị trường cũng sẽ phục hồi. Với những diễn biến mới nhất của thị trường bất động sản quý 3, các nhà đầu tư có quyền hy vọng bất động sản sẽ trở thành kênh đầu tư được cân nhắc trở lại sớm hơn kỳ vọng