09
05-2016

BĐS du lịch giải trí -“mỏ vàng” cả chục tỷ đô la, chẳng có lý do gì lại bỏ quên

Đi du lịch không chỉ còn là để ngắm cảnh đẹp, liệt kê chỗ ngủ mà du khách hiện này còn có nhu cầu được thư giãn, vui chơi giải trí,…điều mà hầu hết các chủ đầu tư dự án còn đang bỏ ngỏ, dù thị trường này quy mô lên đến hàng chục tỷ đô la ở nhiều nước.

Trong bối cảnh kinh tế mở, du lịch giải trí, ngành công nghiệp không khói đang được đánh giá là mũi nhọn đem lại lợi nhuận khổng lồ. Thuộc top đầu thế giới về tiềm năng du lịch, song ngành du lịch VN lại chưa thực sự bung nở như khu vực. Tại sao vậy?

Thị trường du lịch giải trí-gã khổng lồ ngủ quên

Nếu nhìn vào con số doanh thu về du lịch, dễ dàng nhận thấy thị trường này là một “mỏ vàng” “hốt” hàng chục tỷ đô la mỗi năm. Đơn cử, ngành du lịch Thái Lan hàng năm đem về hàng chục tỷ USD, 2016 họ dự kiến 64 tỷ USD, Malaysia là 35 tỷ USD; Ở Macao, chỉ riêng 6 công ty điều hành sòng bài năm 2013 đem về cho nước này 45 tỷ USD gấp 7 lần doanh thu của ngành sòng bạc ở Las Vegas.

Ngay cả một quốc đảo nhỏ bé chỉ ngang diện tích Thủ đô Hà Nội như Singapore cũng có được doanh thu khổng lồ từ du lịch vào khoảng 15,7 tỷ USD năm 2015. Trong khi đó, cả Việt Nam ước tính chỉ đạt khoảng 15 tỷ USD trong năm qua.

Theo G.S Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có tiềm năng rất cao về du lịch nghỉ dưỡng nhờ có nhiều cảnh quan đẹp tầm cỡ quốc tế, nhiều di sản văn hóa thế giới.

Cũng theo G.S Võ, BĐS du lịch nghỉ dưỡng được quan tâm nhất về hút dòng vốn trong năm qua. Thị trường cũng đang phân hóa rõ nét theo tính chuyên nghiệp cao. Các sản phẩm không chỉ để nghỉ dưỡng đơn thuần, mà còn có triển vọng thương mại cao, nhu cầu nghỉ dưỡng gắn liền với hệ thống các khu du lịch, vui chơi, giải trí.

Nói như vậy để thấy thị trường du lịch giải trí ở Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển bùng nổ.

Một mảng thị trường lớn còn bỏ ngỏ, trong khi thị trường quá tải, nhiều cảnh tượng không hay khiến du khách bực mình như ở Đền Hùng, ngột thở ở các công viên Tp.HCM hay Hà Nội, các chương trình du lịch đơn điệu, nạn chặt chém, bản sắc văn hóa phai mờ…

Dẫn đến, ngay chính nhiều người Việt không còn mặn mà với du lịch trong nước, họ tìm đến các nước như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Campuchia…. Theo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 6 tỷ USD (con số này trong năm 2012 chỉ khoảng 3,5 tỷ USD).

Vì thế, điểm tắc của ngành du lịch giải trí VN chính là chưa có một ngành bất động sản du lịch giải trí xứng tầm. Làm sao để đánh thức gã khổng lồ này?

 

BĐS du lịch giải trí hàng tỷ đô la, xu hướng mới sẽ thăng hoa

Đi du lịch không chỉ còn là để ngắm cảnh đẹp, liệt kê chỗ ngủ mà du khách hiện này còn có nhu cầu được thư giãn, vui chơi giải trí,…điều mà hầu hết các điểm du lịch ở VN đang lãng quên.

Ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho rằng cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này là rất lớn. Hiện nay đa phần các chủ dự án mới chỉ làm dự án đáp ứng nhu cầu đầu tiên là để ở, trong khi, một tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cần thêm 2 yếu tố khác là mua sắm (shoping) và vui chơi giải trí (entertainment) thì lại chưa làm được.

“Ở nước ta, nhiều chủ dự án chưa đủ tầm, chưa đủ sức chuyên nghiệp cũng như năng lực tài chính để đầu tư vào những tổ hợp giải trí tầm cỡ. Chúng ta chưa theo kịp được với thế giới nên cơ hội đầu tư là rất nhiều,” ông Quang nói.

Còn ở nhiều nước, xu hướng này đang chứng minh được sức hấp dẫn rất lớn, điển hình phải kể đến những nơi ăn chơi bậc nhất trên thế giới như Lasvegas (Mỹ), Genting (Malaysia), Lan Quế Phường (Hong Kong) hay Pattaya (Thái Lan).

Tại Việt Nam, đâu đó ở nước ta cũng đã có nhiều “ông lớn” BĐS quan tâm đến điều này như công viên nước Đầm Sen, Thiên Đường Bảo Sơn, và gần đây là cáp treo …nhưng thực tế quy mô cũng như tầm vóc đầu tư vào một dự án tầm cỡ đúng nghĩa BĐS du lịch giải trí vẫn chưa xứng tầm.

Tuy nhiên, mới đây thị trường địa ốc đang rục rịch hé lộ thông tin về một dự án BĐS giải trí tầm cỡ với đẳng cấp quốc tế được cho là do đơn vị tư vấn phát triển hàng đầu Dubai đảm nhận, được xây dựng tại Đà Nẵng.

Khu tổ hợp du lịch giải trí này được cho là sẽ đông vui, nhộn nhịp và đa dạng bậc nhất Việt Nam và trong khu vực. Đây sẽ là một tổ hợp lưu trú số 1 tại Miền Trung và là trung tâm vui chơi giải trí mới của Đà Nẵng và Hội An. Dự án còn có cả một tuyến phố đi bộ 24/7 lớn nhất miền Trung, các lễ hội hàng năm mang tầm quốc tế…

Sở dĩ chủ đầu tư này kỳ vọng dự án sẽ bùng nổ trong một vài năm tới, bởi Đà Nẵng là địa điểm thích hợp nhất, từ vấn đề quy hoạch hạ tầng, mạng lưới giao thông, địa thế…cho tới sự tăng trưởng của khách du lịch đã biến Đà Nẵng thành “thiên đường nghỉ dưỡng” mới trong khu vực.

Trong năm 2015, du lịch đến Đà Nẵng đã xấp xỉ 5 triệu lượt tăng trưởng tới 23%, trong đó, khách quốc tế khoảng 1,3 triệu lượt tăng trưởng rất ấn tượng 32%. Để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh này, 2016-2017 Đà Nẵng sẽ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hàng không (ga mới đưa vào sử dụng), mở thêm hàng loạt đường bay mới như Phú Quốc, Cần Thơ, Tuy Hoà, Đồng Hới, Vinh, Hải Phòng,…tăng tần suất chuyến bay quốc tế vì mức tăng trưởng cao năm qua tới 40%, cũng như Hà Nội và Tp.HCM.

Với điều kiện này, Đà Nẵng rất thích hợp để thu hút đầu tư, phát triển các dự án BĐS du lịch giải trí tầm cỡ quốc tế, và kể cả những địa phương khác của VN như Phú Quốc, Nha Trang, Quảng Ninh…Nói như Giám đốc toàn cầu Economics, bất động sản công nghiệp giải trí sẽ trở thành một hiện tượng thu hút nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Riêng đối với Việt Nam, “cửa” cho bất động sản giải trí sẽ còn rộng mở.

Chia sẻ