18
08-2017

Tín hiệu lạc quan về lãi suất và xu hướng “chọn mặt gởi tiền” của BĐS cuối năm

(NDH) Những tháng cuối năm 2017 theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực Bất động sản (BĐS) sẽ phân hóa mạnh thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Thông tin được đánh giá trong “Hội thảo bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản (BĐS) cuối năm 2017” do báo Thanh Niên tổ chức ngày 16/8.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, hiện nay FDI vẫn ở mức ổn định tốt. Bên cạnh đó chính sách hỗ trợ trực tiếp cho thị trường bất động sản đang có dư địa lớn khi Chính phủ tăng tín dụng lên 20%, tăng tỷ lệ tín dụng tiêu dùng vào bất động sản… sẽ kích thích trực tiếp cho hoạt động giao dịch bất động sản.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển dự báo thị trường bất động sản cuối năm 2017 vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư cá nhân, nhưng sẽ có sự phân hóa mạnh dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính của nhà đầu tư. Thị trường sẽ không có xu thế rõ rệt, cơ hội sẽ đến tùy theo từng dự án, đất nền có thể bị chững lại khi nhà đầu tư thấy khả năng khai thác khó.

Lễ mở bán của An Gia Inverment và Creed Group Nhật Bản. TP HCM

Ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Creed Group, chia sẻ: “Tôi nhận thấy Việt Nam là một đất nước trẻ trung năng động với nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do sẽ mở ra cơ hội lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư từ thị trường quốc tế đổ vốn vào làm ăn”.

Vừa qua, An Gia đã ra mắt dự án River Panorama tại quận 7 với sự hợp tác của Creed Group. River Panorama nằm trong cụm dự án ven sông quận 7 rộng hơn 63.000 m2, gồm 491 căn hộ diện tích từ 56 – 114 m2.

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc An Gia, cho biết: “Thỏa thuận hợp tác giữa An Gia với Creed Group tạo ra cơ hội giúp nhiều người dễ dàng sở hữu căn hộ River Panorama giá vừa tầm, chất lượng cao ngay trung tâm quận 7. Chúng tôi cam kết các dự án đang và sắp triển khai, đặc biệt là River Panorama sẽ đảm bảo đúng tiến độ bàn giao với chất lượng hơn mức cam kết”.

Khách hàng tham quan dự án River Panorama của An Gia

Về khía cạnh tín dụng BĐS, TS Bùi Quang Tín (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng) đã nêu ra một loạt yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất như thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào và đủ đáp ứng cho tăng trưởng tín dụng thường ở mức cao trong quý 4 năm nay.

Dự báo này dựa trên các yếu tố: Số dư tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước vẫn ở mức cao tại hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM); Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua USD để tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục sử dụng công cụ tái chiết khấu và tái cấp vốn; lạm phát được kiểm soát tích cực; lãi suất liên ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Bên cạnh đó, mục tiêu của phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã đạt gần 80% tính đến ngày 15/8/2017, cho nên áp lực cạnh tranh vốn từ kênh trái phiếu so với tín dụng ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể, lãi suất TPCP các kỳ hạn cũng đồng loạt giảm 0,2-0,3 điểm % so với thời điểm cuối tháng 6/2017, thấp hơn khoảng 1 điểm % so với cùng kỳ 2016 ở các kỳ hạn.

Ngoài ra lãi suất điều hành đã giảm 0,25%; lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (chiếm thị phần trên 50% về huy động tiền gửi tại Việt Nam, gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) luôn duy trì ở mức thấp đáng kể so với các NHTM càng giúp cho lãi suất huy động trên thị trường ổn định và định hướng cho mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ngày 19/7/2017 càng làm cho các ngân hàng có điều kiện giảm chi phí, từ đó giảm lãi suất cho vay đối với không chỉ các doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực ưu tiên mà cho nhiều DN ở các lĩnh vực khác. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến hết tháng 7 tăng 9,3%, nên các ngân hàng vẫn còn gần 13% cho những tháng cuối năm, tức dư địa cho vay ra vẫn còn rất lớn.

“Với những yếu tố nêu trên, xu hướng lãi suất trong 5 tháng còn lại của năm 2017 được dự báo sẽ giảm hoặc tiếp tục ổn định như thời gian vừa qua”, ông Tín nói.

Dự án Grand Nest City ở đường Đào Trí Q.7

Hiện tại, ngoài nguồn vốn ngoại đang và sẽ tiếp tục “tiếp sức” cho thị trường BĐS phát triển, nguồn vốn trong nước vẫn được xem là chủ lực. Theo thống kê, các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư hay người mua nhà có nhu cầu thực sử dụng trên 50% nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Theo ông Bùi Quang Tín, thông tin giảm lãi suất chắc chắn sẽ không chỉ khiến các chủ đầu tư, nhà thầu tiếp cận được nguồn vốn với giá rẻ hơn mà còn là cơ hội để khách hàng chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn nữa đến BĐS sau khi thị trường này hồi sinh trở lại kể từ năm 2014.

Mức lãi suất hấp dẫn sẽ giúp cho thị trường BĐS hồi phục mạnh hơn bởi bản thân các doanh nghiệp BĐS khi hoạt động cũng chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng, trong khi người mua nhà cũng phải vay tiền, nên ngành này nhận được tác động tích cực kép.

Về phía người mua, việc giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý những người có nhu cầu thực. Thay vì chờ đợi giá giảm và gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất như trước kia, sẽ có nhiều người tìm kiếm và tận dụng cơ hội hưởng các ưu đãi như: dành cho người đăng ký sớm tại các dự án có vị trí đẹp, mức giá hợp lý, thậm chí khách hàng chỉ cần trả trước 30% giá trị căn hộ cho đến khi nhận nhà thì mới thanh toán đủ cho chủ đầu tư…

“Không chỉ giảm trong các tháng còn lại của năm, lãi suất tín dụng còn được định hướng giảm đồng bộ các loại lãi suất (huy động, cho vay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng…) trong các năm tiếp theo; cùng với nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng, thị trường BĐS vì thế sẽ phát triển mạnh, ổn định và tính thanh khoản ngày càng dồi dào hơn trong thời gian tới”, ông Tín dự báo.

 

(Theo người đồng hành)

Chia sẻ